CÁC BỆNH HAY GẶP Ở BÒ BÒ SINH SẢN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Viêm tử cung

- Nguyên nhân: Do nhiễm các loại tạp khuẩn lúc phối giống hoặc trong quá trình sinh đẻ, sót nhau, viêm âm đạo … Trong điều kiện chuồng trại ẩm thấp, dơ bẩn hoặc thao tác, dụng cụ đở đẻ không vệ sinh dễ dẫn đến viêm tử cung. 

- Biểu hiện: Bò bị viêm tử cung có biểu hiện mệt mỏi, bồn chồn, nếu nặng gây sốt khá cao, bò hay quay đầu về phía sau và rặn nhiều đến cong lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhầy trắng vàng, tanh càng lúc càng nhiều và có thể lẫn mủ, máu.

- Phòng bệnh: Trước tiên cần ngăn ngừa bằng việc thực hiện chế độ vệ sinh thật chặt chẽ trong chuồng trại, trong khi gieo tinh và các khâu đở đẻ. Sau khi nhau ra nên đặt thuốc kháng sinh dạng viên như Aureomycin (chlotetracycline 1g) Bio- Vagilox... liều lượng 2 viên/lần/ngày liên tục trong 3 ngày.

- Điều trị: Nếu bò bị viêm thì bơm rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 0,9% 1 - 2 lít /ngày trong suốt 3 - 4 ngày hoặc bằng Rivanol 1% mỗi ngày một lần với lượng nước pha là ½ lít. Sau mỗi lần bơm rửa đợi cho nước rửa chảy ra hết (bò rặn) rồi mới bơm các loại kháng sinh như Kana- Ampi hoặc Terramycin vào tử cung liên tục 3 - 4 ngày. Tùy theo tình trạng có sốt hay không để tiêm thêm thuốc kháng sinh và thuốc giảm sốt.

2. Sót nhau
- Nguyên nhân: Thường gặp ở bò ốm yếu, ít vận động, đẻ sớm hoặc do đã có viêm tử cung hay đẻ khó ở các lần sinh trước.

- Biểu hiện: Sau khi đẻ, nhau thai sẽ được tống ra trong vòng 8-12giờ. Nếu nhau không ra sau 18 giờ, ta gọi là sót nhau.

Thông thường bò sót nhau sẽ ăn kém, sốt, cho sữa ít và khi đã nhiễm trùng thì dẫn tới viêm tử cung nhưng đôi khi không có biểu hiện gì, vẫn ăn bình thường.

- Phòng bệnh: nhằm hạn chế bò bị sót nhau, trước tiên cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bò đang mang thai có điều kiện vận động đều đặn hàng ngày.

- Điều trị: Nếu sót nhiều cần mời thú y viên để bóc nhau, nếu chỉ sót một ít thì có thể tiêm Oxytocin hỗ trợ tử cung co bóp để tống nhau ra và dùng biện pháp bơm rửa nước muối, thuốc tím, kháng sinh như cách phòng trị viêm tử cung để ngăn ngừa nhiễm trùng.

 

 

 

3 viêm vú

  Đây là loại bệnh phổ biến trên bò sữa, dễ lây lan và gây thiệt hại về kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa. Bệnh gây ra do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa không tốt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn (như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn hay trực khuẩn gây mủ) hay nấm Candida albicals  xâm nhập vào bầu vú và gây bệnh. 

Bệnh viêm vú thường có hai thể: Viêm vú lâm sàng và viêm vú tiềm ẩn.

3.1 Viêm vú lâm sàng: 

  Tình trạng viêm vú có thể xãy ra ở 1, 2 hoặc cả 4 thùy vú, có thể ở các thể sau:

     + Viêm vú thể tương mạc: Vú bị sưng ở một thùy hay toàn  bộ bầu vú. Khi ấn mạnh tay vào bầu vú bò bị đau, lượng sữa giảm rõ rệt, sữa loãng và có hạt lổn nhổn.

    + Viêm vú thể Cata: Đặc trưng là tế bào thượng bì bị tróc ra, ở những ổ viêm có dịch thấm xuất. Sữa bị cặn hoặc cục sữa vón do dịch thẩm xuất và bạch cầu. Thể viêm vú này thường không làm bầu vú bị sưng nhưng làm cho núm vú tăng thể tích (to ra) do biểu bì dầy lên.

    + Viêm vú có mủ: Biểu hiện đặc trưng là vú có mủ và dịch thẩm xuất. Bò sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn; bầu vú bị sưng đỏ, nóng và đau. Đầu tiên sữa loãng  có màu hồng do xuất huyết nhẹ và sau đó có lẫn các cục sữa vón và dịch mủ màu vàng nhạt.

    + Viêm vú có máu: Biểu hiện đặc trưng là các tổ chức của tuyến tiết sữa bị xuất huyết và tụ huyết. Bệnh thường ở thể cấp tính như bò sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, bầu vú sưng to có những đám tụ huyết. Lượng sữa giảm nhanh có khi ngừng tiết sữa. Sữa loãng có màu hồng hoặc đôi khi đỏ như máu do xuất huyết. Bò có thể nhiễm trùng huyết và chết sau 7-9 ngày.

 

3.2. Thể viêm vú tiềm ẩn:

  Viêm vú thể tiềm ẩn rất phổ biến và gây những thiệt hại kinh tế rất lớn vì nó làm giảm  sản lượng sữa và chất lượng sữa.  Bệnh này nguy hiểm ở chỗ là bò mắc bệnh không có những biểu hiện để người chăn nuôi có thể quan sát được mà muốn phát hiện bệnh phải thực hiện các test kiểm tra trên sữa. Do vậy, mầm bệnh tồn tại lây lan cho những bò khác mà người chăn nuôi vẫn không hề hay biết. Theo một số chuyên gia tình trạng viêm vú tiềm ẩn có thể gây giảm lượng sữa đến 20%, làm tổn thương lâu dài các tế bào, mô tiết sữa  mà người chăn nuôi hoàn toàn không hề biết. Bò ít có triệu chứng bên ngoài, nhưng thường thì kém ăn, thỉnh thoảng sữa bị tủa và không có biểu hiện triệu chứng ở bầu vú. 

 

Phòng bệnh viêm vú trước hết phải làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, vệ sinh vắt sữa (dụng cụ, nơi vắt sữa, cơ thể bị, bầu vú, núm vú, tay người vắt sữa). Tốt nhất người chăn nuôi không sử dụng “người vắt sữa thuê”.â  Cho bò ăn cám hỗn hợp ngay sau khi vắt sữa để bò không nằm xuống sàn khi vắt sữa xong. Kiểm tra định kỳ, cách ly và điều trị triệt để khi bò mắc bệnh.
 
 
 
 
4. Bệnh bại liệt sau khi sanh :
 
Nguyên nhân:
 
-Sau khi bò mẹ bắt đầu tiết sữa, Ca được huy động để chuyển vào sữa cho nên lượng Ca
 
 trong máu giảm đột ngột gây ra hiện tượng bại liệt.
 
-Trong giai đoạn cuối mang thai, bào thai cần một lượng lớn Ca để phát triển bộ xương. Nếu giai đoạn này bò mẹ không được cung cấp đầy đủ các muối phốt phát Ca thì nguy cơ phát bệnh cao.
 
Triệu chứng:
 
-Bò tự nhiên kém ăn hoặc bỏ ăn, không nhai lại, nhu động dạ cỏ giảm, chướng hơi nhẹ, không đại tiểu tiện.
 
-Nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột từ 41-420C, thở mạnh, chảy nước vãi.
 
-Con vật bồn chồn, mắt lờ đờ, 2 chân sau lảo đảo đứng không vững, run rẩy, co giật, sau đó 4 chân mất cảm giác và liệt hẳn. Khi liệt, thân nhiệt giảm hơn bình thường, mũi khô, thở khó, sâu, lúc đầu tim đập nhanh mạnh, sau đó yếu dần.
 
Điều trị:
 
-Để bò nằm nơi yên tĩnh, khô ráo, sạch sẽ.
 
- Truyền dịch Glucoza 10% pha cung với gluconate calci, Calcimax 20-30cc. Khi truyền dịch thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bò để xư lý kịp thời khi gia súc có biểu hiện tăng hoặc giảm nhiệt độ ( khi giảm nhiệt độ thêm Calci, tăng nhiệt độ thêm vitamine C, khi bò có biểu hiện co giật, sùi bọt mép, mí mắt sụp xuống phải ngừng truyền dịch và dùng các thuốc trợ tim như : Camphona, Depersolone, Solucortef...)
 
            -Tiêm bắp ADE,  Strychnal-B1, Strychine
 
- Bổ sung Ca trong khẩu phần bằng bánh đá liếm,bánh dinh dưỡng, Premix Calci Plus.
 
Phòng bệnh:
 
-Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thức ăn thô tinh cho từng giai đoạn mang thai chú ý giai đoạn chửa từ tháng thứ 5 trở đi và giai đoạn nuôi con cho đến khi cai sữa. Bổ sung đá liếm, bánh dinh dưỡng, Premix khoáng Calcifort Plus thường xuyên.
 
- Nguồn nước uống và thức ăn xanh không bị nhiễm phèn ảnh hưởng sự hấp thu của Calci.
 
Được đăng vào

Viết bình luận